Bản chất của trí nhớ là tự nó trải qua sự biến đổi, phát triển từ trí nhớ phản chiếu, tình huống sang trí nhớ trừu tượng. Steiner-Waldorf đã định rõ các loại trí nhớ khác nhau.
Trí nhớ lắng đọng
Học theo Bock- khối bài học là học tập trung trong một giai đoạn vào một chủ đề lớn. Thường được trình bày trong khoảng ba đến bốn tuần, sau đó được nghỉ ngơi và giới thiệu lại sau một khoảng thời gian.
Những kinh nghiệm đã cho thấy một hiệu ứng “lắng đọng” là vô cùng quan trọng và nhờ đó, kiến thức trở thành năng lực. Các kiến thức này có thể được gợi lại tại một thời điểm sau đó và được giới thiệu trong tiết học chính tiếp theo.
Việc nhớ và liên kết lại các trải nghiệm của mỗi cá nhân trong một bối cảnh rộng hơn là một phần quan trọng trong quá trình học tập.
Trí nhớ nhịp điệu
Trí nhớ tình huống được tăng cường bằng các quy trình hoạt động lặp lại hàng ngày trên lớp của trẻ nhỏ, trí nhớ nhịp điệu được gây dựng bằng các hoạt động thực hành ngôn ngữ như học thuộc lòng bảng cửu chương, ghép số, thơ, tục ngữ, bài hát và từ vựng ngoại ngữ.
Việc chủ động nhớ lại là một kỹ năng chính được thực hành hàng ngày trong hầu hết các tiết học, như nhớ lại và đánh giá các tình huống phức tạp.
Trí nhớ ngữ cảnh
Trí nhớ tốt dựa trên sự hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa các trải nghiệm của mỗi cá nhân. Cách tốt nhất để đạt được điều này là khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và kích thích phản ứng cảm xúc của các em.
Một chìa khóa khác của trí nhớ chính là ngữ cảnh. Mọi kiến thức cần được gắn với một ngữ cảnh có ý nghĩa đối với học sinh. Việc giảng dạy giàu tính tưởng tượng là yếu tố then chốt giúp học sinh có thể hình dung hay hình thành nên những hình ảnh tinh thần liên quan đến nội dung được giảng dạy.
Ngoài ra, hạn chế sự căng thẳng cũng giúp phát triển trí nhớ, và giáo viên cũng cần phải xây dựng được bầu không khí tỉnh thức thư giãn trong lớp học.
Việc học tập qua 3 giai đoạn trí nhớ
Giai đoạn 1
Giáo viên trình bày nội dung mới hoặc dẫn dắt trẻ có một trải nghiệm học tập cụ thể. Trẻ tiếp nhận nội dung mới, trải nghiệm nó và sau đó vào cuối buổi học, hi vọng rằng các em sẽ để cho chúng ngấm từ trí nhớ ngắn hạn xuống tầng trí nhớ sâu hơn.
Những nội dung giảng dạy quá trừu tượng có vẻ khó lĩnh hội, đồng thời việc giảng dạy những nội dung lộn xộn hay không có tính hệ thống có thể không thực sự thu hút được sự chú tâm của trẻ, trở thành các bài học nhàm chán, nhạt nhẽo.
Giai đoạn 2
Vào ngày thứ hai, sau khi ngủ với nội dung học của ngày hôm trước, trẻ được yêu cầu nhớ lại những gì đã được trình bày. Trong quá trình thảo luận, nhớ lại và củng cố, lúc này học sinh được yêu cầu thể hiện kết quả học tập một cách sáng tạo mang tính cá nhân.
Nội dung học lúc này đã thuộc về học sinh khi kiến thức đã được chuyển hóa. Ở mức độ cảm giác, quá trình đánh giá-hình thành đã được diễn ra.
Quá trình ngủ thông thường là một phần thiết yếu của việc học tập, sự thực là não bộ xử lý các thông tin từ các giác quan theo một cách đặc biệt trong lúc mơ màng ngủ (REM – rapid eye movement – giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) và giai đoạn ngủ sâu. Trong ngày tiếp theo, trải nghiệm này thường có tính tích hợp hơn.
Giai đoạn ba
Trong những năm Tiểu học, trẻ hướng đến sự phát triển khả năng phân tích, tư tuy nhân quả. Bước thứ ba này trở nên quan trọng hơn và là phần thiết yếu trong bài học.
Ở bước này, sự hiểu được phát triển sâu hơn, hướng tới lĩnh vực nhận thức. Thông qua việc tổng hợp một loạt các trải nghiệm, phân tích và đánh giá khác nhau, học sinh sẽ được dẫn dắt đến một khái niệm hay một quy luật.
Những hạt mầm từ giai đoạn một giờ đây đã phát triển và chuyển biến từ quá trình trải nghiệm, quên, nhớ lại và sáng tạo ra nhận thức sống động, thực tế.
Trẻ được giới thiệu những khái niệm đó từ khi còn nhỏ sẽ tìm hiểu lại khi lớn lên. Cấu trúc nội tại của phương pháp giáo dục waldorf tạo điều kiện cho mô hình học tập hình xoắn ốc này thông qua việc xây dựng trên các trải nghiệm từ sớm.