Ngôn ngữ hình tượng và sự tưởng tượng

Trong suốt những năm đầu tiên (từ sáu đến mười hai tuổi), các nhân tố hình tượng (pictorial element) luôn được yêu thích hơn so với các thuật ngữ trừu tượng. Các nhận thức mang tính hình ảnh có khả năng phát triển cùng với nhận thức về thế giới đang phát triển của trẻ.

Dạy học theo phương pháp Waldorf/ Steiner
Dạy học theo phương pháp Waldorf/ Steiner

Các hình tượng được giáo viên sử dụng mọi lúc có thể nhằm kết nối với trẻ. Trẻ em tám hay chín tuổi cần có các hình ảnh cụ thể để gợi lên các ấn tượng giác quan về nội dung đó:

Những giọt nước mắt chua xót, oan ức chảy trên đôi gò má của Cinderella, tạo nên những vệt dài như nước mưa trên chiếc cửa sổ đầy bụi, rơi xuống dưới cằm cô tạo nên những vết đốm tối màu, ẩm ướt trên chiếc váy xám sờn.

Trẻ phát triển từ một nhận thức hình ảnh, đầy trí tưởng tượng sang tư duy trí tuệ trừu tượng hơn. Sự chuyển tiếp này diễn ra sau mười tuổi, khi khả năng suy nghĩ trừu tượng và sau đó là nhân quả, khái niệm bắt đầu xuất hiện.

Từ độ tuổi đó đến khi dậy thì, ngôn ngữ thay đổi tính chất, từ đơn giản nhiều ẩn dụ và mang tính đạo đức trong diễn tả. Các phép ví von, ẩn dụ và so sánh tạo ra những hình ảnh mà trong đó các chi tiết vật chất được biến đổi thành các cảm xúc liên tưởng:

Gió Bắc cắt như dao mổ cá. Biển trồm lên đen ngòm, trào lên những gợn sóng như lá cờ rách tả tơi. Hai má anh ta đỏ ửng lên với nhiệt huyết tuổi trẻ, James Cook trẻ trung nắm chặt lan can chiếc tầu Whitby với niềm tự hào và  lòng can đảm.

Với lứa tuổi thiếu niên, hình tượng cần được xây dựng dựa trên các tầng ngôn ngữ để tạo ra một mức độ tư duy hình tượng:

Lenin trèo trên một con tầu khổng lồ với đầu máy xe lửa bị chệch bánh tại trạm dồn tầu của nhà ga Finlandia. Không giống như  biểu tượng sau này, Lenin không hề đứng doãi chân ra, vai trái hướng lên, ngực ưỡn ra đầy tự hào, hàm hất cao, ve áo choàng phập phùng trong cơn gió phấp phới.

Sự thật là ông gập về phía trước, cảm nhận rõ sự bấp bênh trên khối sắt lạnh, hai má trắng bệch, con ngươi đen trong đôi mắt đỏ ngầu, ông chống cự yếu ớt, hai môi va vào nhau. Trước đó có người đã nhét một bó hoa cẩm chướng đỏ vào tay ông. Khi cố lau mặt và nhìn đám công nhân đường sắt ăn mặc rách rưới ở phía dưới, ông vô thức vặt từng bông của bó cẩm chướng.

Nhân tố hình tượng không chỉ liên quan đến các câu chuyện. Sự hướng dẫn và định hướng trong nội dung lớp học có thể thường xuyên được đưa ra dưới dạng hình ảnh.

Chúng ta nên giáo dục trẻ em để mọi nhận thức của trẻ có thể được phát triển, và những nhận thức đó cùng với sự thôi thúc ý chí được thực sự tồn tại. Làm được điều đó không phải dễ dàng gì. Nhưng một phương pháp giáo dục đầy nghệ thuật đã thành công hiện trong việc hiện thực hóa điều đó. Và trẻ luôn có cảm giác khác biệt khi chúng ta gieo vào các em những nhận thức sống động thay vì kiến thức khô khan, và vì các em đã vô thức nhận biết những gì được dạy, các em sẽ lớn lên cùng chúng như chân tay lớn lên cùng với cơ thể.

NGUỒN – DỊCH TỪ INTERNET

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *