Các hoạt động phát triển giác quan dành cho trẻ

Để hỗ trợ cho việc học tập của trẻ ở lớp 1 và các năm học về sau, giáo dục giác quan phải thực hiện song song cùng giáo dục kiến thức. Chúng ta thấy sự tập trung, vững vàng, cân bằng của trẻ lớp 1 hầu hết đều do sự thuần thục về trải nghiệm về vận động và giác quan ở giai đoạn mầm non.

Ngô Đồng Homeschool xin giới thiệu tổng hợp các hoạt động phát triển giác quan dành cho trẻ trong các buổi học tại nhà :

1 Nhóm vận động (trong nhà & ngoài trời)

● Vận động : chạy giữa không gian thiên nhiên trống trãi

● Các hoạt động kết hợp tay mắt như bệnh chổi, bệnh dây thừng,

đan móc, nặn,

● Các trò chơi dân gian : ô ăn quan, rồng rắn,

● Các bài tập yoga chi trẻ em, đi theo đường thẳng, trườn, bò, sinh hoạt vòng tròn.

● Vận động còn ở cơ miệng, cơ mắt và tất cả chuyển động bên trong: đọc thơ, hát hò, quan sát, làm việc bằng tay nữa đó.

● Nhào lộn trên mặt đất

● Đóng đinh vào gỗ

● Đi bộ / đi bộ đường dài

● Làm vườn – đào xẻng nhổ cỏ, cào lá

● Xây pháo đài tuyết

● Bò qua đường hầm của hộp hoặc các không gian hạn chế khác

2 Nhóm hoạt động cân bằng
● Cân bằng: chơi bập bênh, nhảy dây, xích đu,lò cò, cầu trượt, lộn cầu vồng, chơi con quay, bơi lội, đi thăng bằng, leo thang dây, đứng nghiêm bắt chéo chân, nhảy bật, múa

● Đung đưa – xích đu tại chỗ ngồi hoặc đung đưa cánh tay từ xà đơn

● Đung đưa theo vòng tròn, chẳng hạn như xích đu trên lốp xe

● Đung đưa võng

● Viết, đi bộ và / hoặc giữ thăng bằng trên bập bênh

● Nhảy dây

● Nhảy từ trên cao xuống chỗ thấp

● Nhảy từ nơi này sang nơi khác

● Nhảy lò cò (cũng dành cho sự đón nhận)

● Nảy và bắt bóng

● Đung đưa trên một sợi dây (treo bằng tay cũng là hành động thích hợp)

● Trượt xuống “cột lính cứu hỏa”

● Trượt xuống bề mặt nghiêng (cầu trượt sân chơi), trượt xuống đầu khi an toàn

● Đi xe đạp, xe thắng bàng

● Lăn xuống đồi

● Đi bộ với bao đậu trên đầu hoặc đeo bao đậu nặng hơn trên vai

3 Trải nghiệm xúc giác
● Xúc giác: nắm cát, nắm hạt sỏi và ước lượng, làm bánh, các hoạt động bàn tay , các môn thủ công, mát xa, tắm nước ấm, chơi cát nước

● Vẽ chữ , số bằng ngón tay trong không gian, viết lên cát, hạt gạo đựng trong khay, vẽ lên bàn tay, lên lưng, di chuyển chân theo đường kẻ sẵn, theo sợi dây, vải.

● Cuộn mình trong chăn, lăn trên banh, chơi té nước, tắm mưa

● Được ôm ấp,yêu thương, vuốt ve bàn tay

● Cõng vật trên lưng, chơi đuổi bắt, trườn, bò, xô đẩy

● Đánh nhau bằng chăn gối

● Playdoh hoặc mô hình đất sét

● Xây lâu đài cát

4  Giác quan cảm giác/ sự sống
● Sự sống : ngắm mặt trời lặn, mọc, lắng nghe âm thanh từ thiên nhiên, con vật, cảm nhận cơn đói, cảm giác ốm, mệt của cơ thể, đi chân trần trên cát.

● Chà nhám

● Chơi màu nước, đất sét

●Chơi dưới mưa

● Bị ốm/ đau/ đói/ mệt

5 Hơi ấm
● Hơi ấm : ngồi bên bếp lửa, hít thở, làm ấm cơ thể, sống trong tình yêu thương

● Nhận được sự hỏi thăm, chăm sóc, quan tâm

6 Thị giác/ đôi mắt
● Mắt: vẽ, ngắm nhìn cảnh vật, trải nghiệm địa danh mới

● Quan sát con gà, vẽ tĩnh vật, chơi với màu sắc, vẽ màu nước, màu sáp

● Ngắm nhìn thiên nhiên, pha màu tự nhiên, nhuộm lụa, giấy

● Các hoạt động nghệ thuật – chẳng hạn như vẽ, sơn, làm mẫu, cắt, dán, v.v.

● May và các nghề thủ công khác, chẳng hạn như đan và móc

7 Âm thanh/ Đôi tai
● Nghe nhạc ngũ cung, hát, chơi nhạc cụ

● Lắng nghe âm thanh cuộc sống : tiếng hàng quán, tiếng nước mưa , gió

8 Các hoạt động kết hợp trong đời sống
● Các hoạt động tổng hợp giác quan khác : muối dưa cà, làm bánh, cắm hoa, vẽ trên cát, trên sân, làm các thí nghiệm, làm vườn, trang trí bữa ăn, đóng vai, đi thăm người nghèo,làm mô hình nhà bằng giấy, tham gia lễ hội, học âm nhạc, dã ngoại, cắm trại, cùng làm các dự án

● Tự giặt quần áo, phơi đồ, treo đồ

● Nấu ăn, đổ nước, trang trí bữa ăn

● Chăm sóc cây cối, vật nuôi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *